Tìm hiểu về truyền thuyết tứ linh trong phong thủy

Tìm hiểu về truyền thuyết tứ linh trong phong thủy
5 (100%) 1 vote

Tứ linh là 4 linh vật gồm: Long, Lân, Quy, Phụng. Chúng có mặt trong đời sống văn hóa của nhiều nước phương Đông. Trong văn hóa người Việt, hình ảnh tứ lin cũng xuất hiện rất nhiều nhất là trên các vật dụng phong thủy, vật dụng thờ cúng… Trong số tất cả các bạn đang đọc bài viết này, có bao nhiều người đã biết rõ truyền thuyết về 4 linh vật này? Cùng Đúc Đồng Mỹ Nghệ khám phá và tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa phong thủy của tứ linh trong bài viết này nhé.

Nguồn gốc của tứ linh

Trên thực tế thì tứ linh đều là những linh vật trong trí tượng tượng chứ không có ngoài đời thật. Chúng được dân gian lưu truyền bắt nguồn từ 4 vị linh thần đó là: Thanh Long, Bạch Hồ, Huyền Vũ, Chu Tước. Được tạo ra từ 4 chòm sao ở 4 phương trời mang trong mình những yếu tố cấu thành nên đất trời vũ trụ là lửa, nước, đất và gió.

Truyền thuyết và ý nghĩa phong thủy của tứ linh

– Truyền thuyết về rồng:

Rồng là linh vật đứng đầu tứ linh, là biểu tượng của sự cao quý và sức sống vĩnh hằng. Rồng là biểu tượng của sức mạnh, trí tuệ và quyền uy bậc nhất. Hội tụ tinh hoa sức mạnh của những con vật như: sư tử, chim ưng, rắn, hổ…

Tuy đều biểu trưng cho sức mạnh quyền uy của vua chúa nhưng hình tượng rồng ở các quốc gia phương Đông cũng không hoàn toàn giống nhau. Ở Việt Nam truyền thuyết về rồng có từ rất sớm, nó gắn liền với nền văn hóa lúa nước cùng sự tích con rồng cháu tiên. Qua dòng chảy của lịch sử, hình tượng rồng ăn sâu vào văn hóa tín ngưỡng của người Việt. Qua mỗi triều đại, hình tượng rồng đều có sự thay đổi, trong đó rồng thời nhà Lý vẫn được xem là đỉnh cao của nghệ thuật và được sử dụng nhiều các đồ án trang trí ở nơi trang trọng, cao quý và linh thiêng: đền, chùa, đồ thờ cúng, hoành phi câu đối…

Tượng rồng phong thủy cầm ngọc bằng đồng

Tượng rồng phong thủy bằng đồng

– Truyền thuyết về lân:

Lân thường được đặt ngồi trên đầu cột cổng, trên mái nhà. Hay được chạm trổ trên các loại đồ đồng thờ cúng gia tiên… Theo quan niệm dân gian, Lân là biểu tượng cho sự nguy nga tráng lệ, sự trường thọ và hạnh phúc lớn lao. Lân cũng là tượng trưng cho sự nhân từ và hiền lành, là biểu trưng cho điềm lành và thịnh vượng. Hình tượng Lân được thêu dệt từ trí tưởng tượng phong phú của người xưa bao hàm ẩn chứa một sức mạnh tâm linh vô cùng to lớn với: sừng nai, tai chó, trán lạc đà, mắt quỷ, mũi sư tử, thân ngựa, chân hươu, đuôi bò…

– Truyền thuyết về Quy (rùa):

Rùa là con vật thanh cao và thoát tục. Bởi vậy mà trên các ba thờ ở đền chùa, miếu mạo chúng ta thường thấy rùa đội hạc đặt song song với lư đồng thơm ngát và thanh tịnh.

Trong văn hóa của người Việt Nam, thần rùa đã xuất hiện gắn liền với cổ tích An Dương Vương xây thành Cổ Loa. Hình tượng thần rùa được xây dựng như một linh vật linh thiêng của đất Phật, có cả âm lẫn dương. Chiếc bụng phẳng tượng trưng cho đất  thể hiện tính âm, chiếc mai rùa dáng khum tượng trưng cho trời thể hiện tính dương. Hình tượng rùa đội bia tượng trưng cho may mắn, hạnh phúc, phát triển, sự chịu đựng và nhẫn nại. Là biểu trưng cho sự trường tồn của phật giáo.

hạc bằng đồng

Rùa đội hạc bằng đồng

 

Trong phong thủy, Long Quy là linh vật kết hợp giữa rồng và rùa. Linh vật này mang nhiều ý nghĩa tốt lành của sự trường thọ, có khả năng chiêu tài mang tài lộc, thịnh vượng đến cho gia chủ. Bên cạnh đó có cũng có tác dụng trấn trạch, hóa giải sát khí rất hiệu quả.

– Truyền thuyết về phượng:

Phượng Hoàng là loài vật xinh đẹp. Nó là sự kết tinh của đầu gà, cổ hạc, đuôi công. Loài chim này cũng chỉ có trong truyền thuyết. Phượng Hoàng chia làm 2 giống trống mái, phượng hoàng trống gọi là phụng, phượng hoàng mái gọi là loan. Loài phượng hoàng trống đẹp hơn với hình thức được miêu tả với mỏ diều hâu dài, tóc chim trĩ, vẩy cá chép, đuôi công, chân móng chim ưng…

Phượng Hoàng tượng trưng cho bầu trời, là hiện thân của công tý và đúc hạnh bởi thế nó là đại diện hình tượng của các thánh nhân hay của hạnh phúc lứa đôi. Nếu như rồng có tính âm thì phượng hoàng lại có tính dương. Bởi thế mà nó cũng được sử dụng để đại điện cho các vị hoàng hậu trong thời đại xưa.

Hình tượng tứ linh – hoa văn không thể thiếu trên đồ đồng thờ cúng

Với nhiều ý nghĩa tốt đẹp, biểu tượng của đất trời của âm dương ngũ hành, thể hiện sức mạnh, sự thanh cao, sự trường thọ mang lại nhiều điều may mắn, thịnh vượng trong cuộc sống, hình tượng tứ long luôn được dùng rộng rãi trong đời sống hàng ngày của chúng ta: in trên trang phục của vua chúa, chạm trổ trên các tường tại chùa đền hay miếu viện. Bên cạnh đó nó cũng được dùng để làm hoa văn chạm khắc khi sản xuất đồ đồng thờ cúng.

lư đồng đại phát tại quận 10

Hình tượng tứ linh được chạm khắc trên đồ đồng thờ cúng

 

Hình tượng rồng thường được chạm trổ trên những chiếc lư hương bằng đồng, bát hương đồng hay trên hoành phi câu đối. Hình tượng rồng thường dùng là song long chầu nguyệt, cửu long tranh châu…

Quy thường được dùng để tạo đôi hạc với hình ảnh quy cõng hạc trên lưng. Và cả 4 tứ linh này đều được chạm khắc trên những bộ câu đối đồng hay các chân nến bằng đồng…

Hình tượng tứ linh sẽ vẫn tồn tại mãi trong văn hóa người phương Đông. Hi vọng những chia sẻ trên của Đúc Đồng Mỹ Nghệ đã giúp các bạn hiểu thêm về nguồn gốc cũng như ý nghĩa của chúng đối với tín ngưỡng và tâm linh trong lòng người Việt.

Xem thêm: Tượng cá bằng đồng và tác dụng phong thủy ít biết