Ý nghĩa của tiếng chuông chùa trong văn hóa nhà Phật

Ý nghĩa của tiếng chuông chùa trong văn hóa nhà Phật
5 (100%) 1 vote

Phật giáo là một trong những tôn giáo được người dân Việt Nam nói riêng và nhiều nước trên thế giới nói chung rất tôn sùng. Khi nhắc đến đạo phật không ai không biết đến tiếng chuông chùa. Vậy ý nghĩa của tiếng chuông chùa trong văn hóa nhà Phật như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm câu trả lời ở phần phía dưới nội dung bài viết.

Chuông chùa – Pháp khí của phật giáo

Nếu bạn đã ít nhất một lần vào một ngôi chùa, chiền nào đó trên bất kỳ vùng miền nào của nước ta, ắt hẳn bạn sẽ bắt gặp hình ảnh chiếc chuông chùa hoặc được nghe tiếng chuông chùa.

Chuông chùa là pháp khí không thể thiếu trong mỗi ngôi chùa, chiền. Nó được sử dụng trước khi tụng kinh hay báo hiệu sắp hết đoạn kinh. Ngoài ra chuông chùa cũng được sử dụng trong những dịp đặc biệt như lễ chùa, lễ phật, thời khắc giao thừa…

chuông chùa

Trong chùa chiền, tự viện thông thường có 4 loại chuông được sử dụng. Mỗi loại chuông có thể được đúc với các chất liệu đồng pha với sắt hoặc với thiếc theo tỷ lệ khác nhau và kích thước lớn nhỏ khác nhau.

  • Chuông Phạn: còn gọi là đại chung, hồng chung, hoa chung, hồng chung. Người Việt thường gọi là “Đại hồng chung” để chỉ cho loại chuông to.
  • Chuông bán: Loại chuông này có kích thước bằng một nửa so với chuông phạn. Hay còn được gọi với cái tên là: bán chung, hoán chung, tiểu chung.
  • Chuông báo chúng
  • Chuông gia trì

Xem thêm: Làng nghề đúc đồng Đại Bái có từ bao giờ?

Ý nghĩa của tiếng chuông chùa trong nhà Phật

Phật giáo cũng như các tôn giáo đều hướng con người tới những điều tốt đẹp, sống hành thiện, quan tâm và giúp đỡ những người xung quanh. Tiếng chuông chùa trong phật giáo cũng không nằm ngoài chân lý đó của nhà Phật. Tiếng chuông giúp thức tỉnh bản giác của con người đó là tính thiện, tính từ bị hỷ xả, đó là sự vô ngã là lòng vị tha… Thức tỉnh những gì tốt đẹp nhất trong mỗi con người mà đôi khi vì áp lực cuộc sống vì mưu sinh vì tham sân si hận đã vô hình làm chúng ta lãng quên đi.

đúc chuông đại hông chuông

Tiếng chuông chùa còn đưa ta về cái nhất tâm để làm các điều lành, làm các điều thiện để cho bản thân mình, gia đình mình và cho cả xã hội được tốt đẹp hơn.

Tiếng chuông còn nhắc nhở con người ta bớt toan tính để sống với nhau tốt hơn. Góp phần xây dựng một xã hội văn minh, một xã hội tốt đẹp mà chỉ có tình người tồn tại giữa con người với con người mà thôi.

ý nghĩa của tiếng chuông chùa

Bởi những ý nghĩa nhân văn cao cả và tốt đẹp ấy mà không ít người Việt mỗi khi gặp điều bất hạnh trong cuộc sống hay đơn giản cảm thấy áp lực cần được tĩnh tâm thì họ lại tìm đến khuôn viên các nhà chùa, tự viện để được nghe tiếng chuông chùa, để được tĩnh tâm, để được thấy lòng mình thanh tịnh.

Xem thêm: Cách sắp xếp đồ thờ cúng bằng đồng trên bàn thờ gia tiên