Ý nghĩa của bài vị cửu huyền thất tổ

Ý nghĩa của bài vị cửu huyền thất tổ
Rate this post

Thờ cúng ông bà tổ tiên là phong tục tâm linh đẹp của người Việt. Trên bàn thờ gia tiên ngoài lư hương, bát hương, chân đèn… thì bài vị gia tiên là vật dụng thờ cúng không thể thiếu.

Bài vị gia tiên là vật dụng thờ cúng thường để đề tên người đã khuất hoặc cũng có thể chỉ đề 4 chữ “Cửu huyền thất tổ”. Vậy ý nghĩa của bài vị gia tiên và 4 chữ cửu huyền thất tổ trong văn hóa tâm linh Việt như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây.

Ý nghĩa bài vị cửu huyền thất tổ

Bài vị gia tiên gần như là vật dụng không thể thiếu trên ban thờ gia tiên của các gia đình và dòng họ Việt. Người Việt bày bài vị gia tiên trên ban thờ là cách để ghi nhớ công đức của các bậc gia tiên, tỏ lòng biết ơn và kính trọng tổ tiên ông bà. Đồng thời cầu mong ông bà phù hộ độ trì cho con cháu sức khỏe, tài lộc, gia sự bình an, gia đình hạnh phúc, con cháu thảo hiền.

Cửu huyền, dịch nghĩa là 9 đời 9 thế hệ bao gồm: cao tổ, tằng tổ, tổ phụ, phụ, bản thân, tử, tôn, tằng tôn, huyền tôn. Thất tổ gồm: thỉ tổ, viễn tổ, tiên tổ, cao tổ, tằng tổ, nội tổ, phụ thân. Trên thực tế ít gia đình Việt thờ riêng 2 bàn thờ cửu huyền và thất tổ, mà sẽ thường gộp vào thờ chung. Vậy 4 từ cửu huyền thất tổ xuất hiện như thế nào? Ý nghĩa thực sự của nó trong văn hóa tâm linh là gì?

Nguồn gốc của cụm từ “Cửu huyền thất tổ”

Theo tra cứu ghi chép từ điển, trong từ điển Hán Việt của cụ Đào Duy Anh không thấy có mục từ “cửu huyền” lẫn “thất tổ”. Trong từ điển Từ Nguyên, Từ Hải và Khang Hy của Trung Quốc, từ điển Phật học của cụ Đoàn Trung cũng không thấy những cụm từ trên. Khi tra sang kinh giảng của giáo chủ Hòa Hảo thì có thấy sự xuất hiện của cụm từ “cửu huyền thất tổ” nhưng không thấy dịch nghĩa hay giải thích nội dung.

Tuy nhiên khi tra sang Cao Đài từ điển, do cụ Hiền Tài Nguyễn Văn Hồng, hiệu là Đức Nguyên, biên soạn , thì gặp tổ hợp từ này. Nó được giải thích như sau. Mà có đến 2 kiểu cách , mang 2 nội dung nghĩa khác nhau.

Theo cách 1: Cửu Huyền có nghĩa là “9 đời ”.

Bản thân ta là 1. Phụ thân (cha) ta là 2. Nội tổ (ông nội) ta là 3. Tằng tổ (ông cố) ta là 4. Cao tổ (ông sơ) ta là 5. Tiên tổ (cha của ông sơ) ta là 6. Viễn tổ (ông nội của ông sơ) ta là 7. Cao cao tổ (ông cố của ông sơ) ta là 8. Thỉ tổ (ông sơ của ông sơ) ta là 9.

Còn Thất Tổ có nghĩa là “7 đời tổ”. Nó chính là từ đời ông nội ta đếm lên tới ông sơ của ông sơ ta , cũng theo nơi thang bậc Cửu Huyền vừa kể. Lấy Cửu Huyền trừ ra đời cha ta và đời bản thân ta thì thành Thất Tổ).

Theo cách 2: Cửu Huyền cũng có nghĩa là 9 đời.Từ trên đếm xuống: Ông sơ ta là 1. Ông cố ta là 2. Ông nội ta là 3. Cha ta là 4. Bản thân ta là 5. Con trai (tử ) ta là 6. Cháu nội (tôn) ta là 7. Cháu cố (tằng tôn) ta là 8. Cháu sơ (huyền tôn) ta là 9.

Còn Thất Tổ thì cũng là 7 đời. Nói cho ngắn gọn: thêm cha ta vào ,đồng thời đôn ông cố của ông sơ ta lên làm thỉ tổ sau khi bỏ ông sơ của ông sơ ra, theo cái list Cửu Huyền ở cách 1, thì đấy là Thất Tổ.

Tất nhiên, Cửu Huyền Thất Tổ vừa giải thích ở trên là theo từ điển của đạo Cao Đài. Nó mang tính giáo lý của tôn giáo này. Nhưng theo thời gian lịch sử thì ta có thể xét tới sự xuất hiện của từ Cửu Huyền Thất Tổ còn có trước đó ở Trung Quốc vào lúc đạo Cao Đài ở Việt Nam còn chưa khai dựng.

Cửu Huyền Thất Tổ , vào thuở ban sơ, là một tổ hợp từ do Đạo giáo chế tác bằng cách vay mượn từ ngữ Thất Tổ của Đạo Nho kết hợp vào từ ngữ Cửu Huyền vốn từng có trước đó trong Đạo của mình. Khi đã trở thành thuật ngữ mới, đương nhiên là nó phải mang nội dung nghĩa đầu tiên theo quan điểm của Đạo giáo. Sau đó, trong hoàn cảnh tam giáo hợp nhất xảy ra, Đạo Phật đã mượn lại tổ hợp từ này từ Đạo giáo. Riêng bản thân Nho giáo thì có vẻ đã chưa từng mượn tổ hợp từ này trong sinh hoạt tế tự nội bộ của mình nhưng lại mượn một điều đặc biệt hơn,quan trọng hơn. Đó là thế giới tâm linh trong tư tưởng của nhà Phật và thế giới siêu thoát thế gian trong tư tưởng của Đạo giáo. Hay nói cách khác, khi Tam Giáo Hợp Nhất , Đạo Nho bấy giờ cũng như cái vỏ ốc tư duy hóa thạch đang hồi thô ráp rỗng ruột được đổ đầy vào đó tinh thần từ bi bác ái của nhà Phật cùng tinh thần phóng khoáng tự do khinh bạc tung hoành xuất thế của Đạo giáo. Nhưng dù biện giải theo quan điểm tôn giáo của mình như thế nào, giữa Đạo giáo và Phật giáo , thì Cửu Huyền Thất Tổ cũng vẫn là một tổ hợp từ điểm chỉ các thế hệ tổ tiên ông bà đã chết trong quá khứ của mình.

Rất khác với quan điểm thờ cúng của Nho gia hay Nho giáo: thờ cúng theo dòng , theo chi, theo nhánh và tại từng dòng , từng chi, từng nhánh này lại chỉ thờ cúng tới 5 đời tổ so với bản thân mình; khi tổ thứ 5 trở thành thứ 6 theo thời gian thì không trực tiếp thờ cúng nữa.(ngũ thế tắc thiên hay đoạn ngũ đại). Chẳng những vậy, họ chỉ tập chú thờ cúng các Tổ Ông ; cố tình phân biệt , bỏ rơi hoặc xem khinh phân nửa tổ còn lại , ấy là các Tổ Bà. Phản ánh rất rõ tư duy phong kiến: vừa tôn ti thứ bậc thân sơ dựa trên quan hệ quyền lực sở hữu và lợi ích truyền thừa sản nghiệp là chính lại vừa ẩn chứa thường trực xu hướng cát cứ phân rẽ nơi họ: không có yếu tố bình đẳng cận mật gì với nhau trong bản chất của sự quan hệ.

Trong khi đó, Cửu Huyền Thất Tổ là một khái niệm thờ cúng mang tính “đồng nguyên” tuyệt đối trong tình cảm lẫn trong tư duy. Phản ánh tính chất duy nhân bản và hòa thân , phóng khoáng trong quan điểm triết lý sống đời của những ai theo loại tín ngưỡng thờ cúng này,dù sắc thái lễ nghi biểu hiện ra sao…